Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013


CÂU CHUYỆN CỦA BA TÔI 
 (Bài dự thi chào mừng ngày NGVN 20/11)

Ba tôi kể: Cách đây 20 năm về trước, ngày 20/11/1993,  ba tôi lúc đó là sinh viên, đi thăm thầy giáo dạy Văn của mình. Thầy ở trong khu tập thể dành cho giáo viên. Đó là một khu nhà cũ không còn chỗ nào cũ hơn, đen đúa, nhôm nhoam và xập xệ. Vì là nhà tập thể, nên phòng nào cũng giống như nhau. Ban ngày mà hành lang tối om, nhưng vì hay lên chỗ thầy chơi nên ba quen  lối, cứ thế mà mở cửa phòng và cất tiếng gọi : “Thầy ơi!” Thật bất ngờ, tiếng đáp trả không phải giọng quen thuộc của thầy mà là một  giọng vừa lạ vừa quen. Ba  sững sờ khi trước mắt không phải thầy dạy Văn mà  là thầy dạy Chính trị.
  “Chết rồi, đi nhầm phòng!”. Định nói lời xin lỗi, nhưng ba không thể nói được gì cả, cũng không lui được, khi thấy thầy cũng ngạc nhiên không kém và liền sau đó vội vàng kéo tay : “Mời em ngồi xuống”. Cuối ngày 20/11 rồi mà căn phòng không hề có dấu hiệu có sinh viên đến thăm. Không để ý đến ba, thầy rót nước và hỏi thăm quê quán, cha mẹ, việc học hành và hỏi : “Em đi thăm thầy cô nhiều chưa ?”. Ba tôi đọc trong mắt thầy những vệt buồn như chưa dứt. Hình như có gì đó như câm nín, lặng sâu trong đôi mắt già đục của thầy giáo già sắp đến tuổi hưu. Môn Chính trị, với sinh viên là môn khó “nhằn”, khô khan và như thế,  sự quan tâm, yêu mến và tình cảm của sinh viên với bộ môn và giáo viên môn này cũng…khô khan không kém. Hơn một giờ nói chuyện, ba chỉ ngồi nghe thầy nói. Xuất thân từ làng quê nghèo nào đó ở Quảng Trị, thầy đi bộ đội, giải phóng ra là thương binh, nhưng thầy không bỏ nghiệp chữ nghĩa, bằng mọi cách ôn thi rồi đi dạy. Hình như hoàn cảnh gia đình thầy cũng không vui. Nhìn dáng thầy khắc khổ, co mình trong cái lạnh của mùa đông xứ Huế, mọi suy nghĩ không hay về cái  gọi là …khô như ngói của môn học, tiêu tan trong ba. Thầy bắt tay ba thật chặt và chúc học giỏi, cố gắng biến những kiến thức đã học thành công cụ hữu ích để ra trường làm việc có hiệu quả, không uổng phí 4 năm sinh viên và thật không ngờ, thầy nói tiếp: “Em học văn, hãy nhớ văn chương sẽ không là chi cả nếu không chạm đến thân phận con người!”
     Rời phòng thầy,  lòng ba hoang lạnh như gió bấc. Thầy, hình như đã rất cô đơn trong ngày này. Có lẽ, một sinh viên tình cờ đi lạc phòng đã dấy lên trong thầy chút niềm vui bất ngờ, một chút thôi, còn lại bồi thêm trong  lòng thầy nỗi buồn chất chồng hơn. Nhìn quanh, ai cũng vui khi tấp nập sinh viên đến thăm. Còn thầy, không thấy một tấm danh thiếp, một bó hoa. Hay là thầy đã quá quen với cảnh đó, nên mọi sự trở nên bình thường ? Ba nói ba không tin người ta sống quen với nỗi buồn, bởi nỗi buồn là kim châm vào sự cô đơn, mà khi nắng khi mưa khi nóng khi lạnh, sự cô đơn cất những tiếng gọi thiết tha với từng cung bậc khác nhau…
  
Nghe ba khép lại câu chuyện của mình bằng giọng buồn bã, tôi ứa nước mắt vì thương. Lâu nay, học sinh chúng tôi cứ nghĩ, ai là giáo viên thì trong ngày 20/11- ngày dành riêng cho họ, thì thầy cô giáo nào cũng sẽ có học sinh đến thăm, không cũ thì mới và ngược lại. Nhưng hiếm ai biết rằng, đâu đây ngay bên cạnh chúng ta, cũng có những người thầy, người cô tận tụy hết mình vì nghề giáo, nhưng cái họ nhận lại chỉ là đồng lương ít ỏi và căn nhà lạnh ngắt, vắng hẳn tiếng cười nói ấm áp của học trò trong chính ngày tri ân thầy cô. Họ sẽ đau xót biết bao nhiêu, nhưng biết thổ lộ cùng ai bây giờ, họ lặng thầm cống hiến, rồi thầm lặng ra đi, không một tiếng đòi hỏi...Tôi nghe câu chuyện của ba mà lòng như xát muối, đau đến nhường nào, cô đơn biết mấy, và phải chăng bao đêm có những giọt nước mắt rơi vô định vào một khoảng không gọi là vô tận, ai hiểu nổi, nhưng họ vẫn sống, vẫn tận tụy dạy, cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà, để mai này, thế hệ trẻ ngày nào sẽ trưởng thành,  tiếp bước cha anh, xây dựng đất nước  ngày càng to đẹp hơn.
Nhân ngày 20/11 - ngày tri ân thầy cô, tôi xin gửi đến những người làm nghề giáo lời cảm ơn chân thành xuất phát từ con tim của một học sinh trong số những học sinh của thầy, của cô, và hơn thế là một chữ "Kính" không quên.

                                                                     Lê Hoàng Mộc Miên
TRAO BẢNG DANH DỰ THÁNG 9 & 10

          Sáng ngày 26/10/2013, trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, ban đại diện cha mẹ học sinh đã tham dự và trao phần thưởng khích lệ động viên các bạn có thành tích xuất sắc và tiến bộ trong học tập, rèn luyện cũng như tham gia các phong trào của lớp, nhà trường trong tháng 9 và 10 vừa qua. Hai bạn Mộc Miên và Thảo Nhi đạt danh hiệu HS xuất sắc, bạn Tú đạt danh hiệu HS tiến bộ. Ban đại diện cũng đã nhắc nhở các bạn học sinh học tập còn yếu, đạo đức chưa ngoan, hay bị thầy cô nhắc nhở cần phấn đấu hơn nữa để đưa phong trào của tập thể ngày càng tiến bộ.
Lớp trưởng đang nhận xét lớp trong tuần qua
Ban đại diện cha mẹ HS trao bảng danh dự và phần thưởng cho các bạn
Ban ĐDCMHS dặn dò việc học tập và rèn luyện với lớp

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

                             BÀI THI GIỚI THIỆU SÁCH

                              CHI ĐỘI LƯƠNG KHÁNH THIỆN - LỚP 7/2
Bạn có bao giờ tin rằng, có một cô bé 13 tuổi đã viết một cuốn sách, hay nói rõ hơn là một cuốn nhật kí, làm rung động hàng triệu triệu trái tim người đọc bằng những lời văn trong sáng, hồn nhiên nhưng thể hiện rõ nét khát khao cháy bỏng được sống, được viết, và qua đó đã tố cáo tội ác chiến tranh của Phát xít Đức trong Thế chiến lần thứ II hay không? Khi nói tới đây, chắc các bạn cũng sẽ biết được tôi đang nhắc đến ai. Vâng, không ai khác chính là Anne Frank – tác giả của cuốn nhật kí cùng tên.
Anne Frank.
Năm 1939, Thế chiến thứ II bùng nổ, người Đức xâm lược Hà Lan, và cũng như những nơi khác ở châu Âu, các chính sách bài Do Thái được áp dụng ngày càng tàn khốc. Chẳng bao lâu, Anne đã phải đeo ngôi sao màu vàng – một dấu hiệu để phân biệt người Do Thái và rời khỏi trường học. Ngay trong tháng 2/1941, 450 người Do Thái đã bị bắt trong nước. Lịch sử tăm tối đã đuổi kịp gia đình Frank!
Tủ sách mà ông Otto ngụy trang

Hiểu rằng không thể chịu đựng mối đe dọa này lâu hơn được nữa, ông Otto Frank – cha của Anne đã đưa cả gia đình lẩn trốn tại nơi làm việc của mình. Nơi này gồm có hai phần, phần trước và phần sau, thông nhau ở tầng 2, nơi mà Otto đã ngụy trang bằng một cái tủ sách, trong cuốn Nhật ký dịch là “Chái nhà bí mật” chính là phần sau của căn nhà. Sau khi sắp đặt xong chỗ nấp và dùng mọi cách đề phòng để không ai có thể phát hiện ra sự tồn tại của nó, gia đình Frank đã dọn đến đây vào tháng 6/1942, chẳng bao lâu cũng có một gia đình Do Thái khác và một nha sĩ – cũng là người Do Thái đến ẩn nấp cùng. Ở nhà trước cũng có một vài cộng sự của ông Otto làm việc, họ đã dũng cảm cung cấp lương thực, quần áo và thông tin cho những người sống chui lủi, tách biệt với thế giới bên ngoài…
Chái nhà bí mật nơi Anne cùng các gia đình ẩn nấp
Và cũng tại đây, trong suốt 2 năm trốn tránh cùng gia đình khỏi bọn Đức Quốc xã, Anne Frank đã tiếp tục viết cuốn nhật ký bằng tiếng Hà Lan mà cô bé bắt đầu viết vào ngày 14/6/1942 - khi chưa ẩn nấp cùng gia đình. Cuốn nhật ký được viết dưới hình thức thư gửi cho một người bạn gái mà cô gọi là Kitty. Trong nhật ký, cô đã kể lại cuộc sống hàng ngày của mình và đưa ra những ý kiến về chiến tranh, về tình cảnh của người Do Thái và tương lai một cách sống động. Nó đôi khi bị ngắt quãng và dừng hẳn vào ngày 1/8/1944. Từ đầu năm 1944, Anne đã soạn lại cuốn nhật ký của mình, sửa chữa và bổ sung với ý định một ngày nào đó sẽ xuất bản nó, cô luôn muốn trở thành một nhà văn hoặc nhà báo. Một ước mơ thật cao đẹp!

Nhưng tiếc thương thay, sau những năm tháng sống không bằng chết: “phải đối mặt với cái đói, sự buồn chán, sự khắc nghiệt của cuộc sống, bị giam hãm như cầm tù trong một nơi phải gọi là không được phép có ánh sáng, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ về bị lộ, về cái chết đang hiện diện trước mắt…”, ngày 4/8/1944, cảnh sát và nhân viên mật vụ Đức nhờ có “chỉ điểm” đã ập vào “nhà sau” và bắt giữ tất cả gồm 8 người. Họ bị đưa vào trại tập trung, và Anne đã chết tại đó vào những tháng đầu tiên của năm 1945 vì dịch sốt cháy rận – một đại dịch đi kèm với chiến tranh và nạn đói, chỉ vài tuần trước khi chiến tranh kết thúc. Cô chưa đầy 16 tuổi! 8 con người sống ở “nhà sau”– 8 sinh mạng bé bỏng, 7 người đã về với Chúa nơi thế giới bên kia cùng hàng trăm người Do Thái khác, an nghỉ yên lành. Trong gia đình Frank, chỉ có ông Otto là sống sót qua cơn khủng khiếp đó, khi trở về, ông đã tìm thấy cuốn nhật ký của Anne, những truyện ngắn mà cô đã viết cùng mớ giấu tờ lộn xộn trên sàn sau khi bọn Gestapo, tức Đức Quốc xã lục soát và bắt cả gia đình đi. Tôn trọng nguyện vọng của con gái, ông đã cho xuất bản cuốn nhật ký vào năm 1947, được dịch ra 50 thứ tiếng và dựng thành phim, thành kịch và truyền hình...
Cuốn nhật ký mà Anne đã viết...
“…Tôi hình dung một cô bé vui tươi đầy sự sống bị cầm tù bởi chiến tranh…” – đó là những chia sẻ của dịch giả Đặng Kim Trâm – em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, sau khi đọc và dịch cuốn sách.

"...Điều cao quý đã tạo nên giá trị nhân bản hiếm có của Nhật ký, ấy là dù sống mấp mé bên cõi chết, trong tình cảm và ý nghĩ của Anne Frank tuyệt nhiên không hề gợn lên chút thù hận; mà ngược lại, trên từng trang tỏa sáng một tâm hồn nhân hậu, với hy vọng, yêu thương và nguyện cầu..." - Hoàng Phủ Ngọc Tường ( Trích "Nhật ký của Anne Frank" trong cuốn "Người ham chơi")
Cuốn nhật ký được dịch sang tiếng Việt
 Những điều tôi nói trên chỉ là một trong vô vàn những điều cảm nhận từ Anne và một minh chứng sống động cho con người cô – cuốn nhật ký. Bạn hãy đọc và cảm nhận xem Anne đã làm gì, ở đâu và như thế nào nhé! Xin trân trọng kính chào.


Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

LỊCH  BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC : 2013 – 2014
           Môn Toán: Chiều thứ 3, thứ 6. Học tiết 2,3 tại phòng 18.
           Môn Văn : Chiều thứ 3, thứ 6. Học tiết 2,3 tại phòng 17.
           Môn Anh : Chiều thứ 2, thứ 7. Học tiết 2,3 tại phòng 17.


           (Thời gian học bồi dưỡng bắt đầu từ ngày 14.10.2013)
                                       

                                   LAO ĐỘNG TÌNH NGUYỆN 

     Chiều nay, ngày 16.10.2013 lớp chúng mình đã tham gia lao động tình nguyện 
để quét dọn sân trường sau cơn bão số 11  vừa qua. Chúng mình rất vui vì đã 
đóng góp công sức nhỏ bé của mình để làm sạch đẹp thêm ngôi trường thân thương 

Các bạn nam lớp mình rất siêng năng đấy!
Ồ ! Chăm chỉ quá nhỉ
Bạn Tiên nhặt rác, cỏ trong bồn hoa.
Các bạn nữ thật say sưa
DANH SÁCH GIÁO VIÊN BỘ MÔN LỚP 7/2
NĂM HỌC: 2013 – 2014

TT
Họ tên giáo viên
Dạy môn
ĐT liên lạc
Ghi chú
1
Cô Phạm Thị Khang
Toán
05103812947

2
Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy
Văn
01249546265

3
Cô Lê Thị Thùy Trâm
Anh
0982812670

4
Cô Trần Thị Phước
0986324356

5
Thầy Lê Quí
Sinh
0975828309

6
Cô Trương Thị Lệ Quyên
Lịch Sử
0905397191

7
Cô Nguyễn Thị Kim Phượng
Công dân
0973571229
GVCN
8
Cô Đoàn Thị Thu Thủy
Địa lý
01665067414

9
Cô Doãn Thị Tuấn Lộc
CôngNghệ
0932410077

10
Cô Nguyễn Thị Vinh
Thể dục
0987603232

11
Cô Lê Thị Thanh Thúy
Nhạc
01668707947

12
Cô Trần Thị Kim Lý
Tin
01633614853

13
Thầy Nguyễn Lý Anh Đào
Mỹ thuật
0935003103